Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Về Bắc Giang ăn mỳ Chũ

CATPHCM - 18/04/2011 16:15
Ve Bac Giang an my Chu

(CAO) Mỳ Chũ được người làng nghề Thụ Dương - Nam Dương - Lục Ngạn - Bắc Giang chế biến từ nhiều đời nay, cha truyền con nối và đã trở thành một trong những sản vật đặc sản của tỉnh Bắc Giang. Ngày nay tuy công việc sản xuất mỳ đã được hiện đại hóa sử dụng máy móc trong một số khâu sản xuất, nhưng chất lượng mỳ vẫn không thay đổi.


Điều đặc biệt để mỳ Chũ ngon hơn các loại mỳ thông thường là mỳ được làm từ thứ gạo đồi của vùng Chũ có tên là bông hồng, gạo bông hồng khi được trồng ở đất đồi có cái vị đậm đà, dẻo dai vượt xa gạo bông hồng của vùng đồng bằng.
Một điều quan trọng khác là do cách làm mỳ thủ công, cầu kỳ của người Nam Dương:Gạo đem về nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Thứ bột dẻo dẻo, sánh sánh được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ lại qua đêm, sáng hôm sau tráng bánh. Một mẻ bánh thường có ít nhất 3 người chung tay chung sức, và mỗi người lại thạo một khâu riêng, người tráng bánh, người bóc bánh đặt vào khuôn, người đem phơi và cắt bánh thành những sợi mỳ đều đặn.
Người Nam Dương có thể “biến hóa” mỳ theo sở thích của người ăn. Mỳ Chũ có vị dai dai, vị ngọt bùi của gạo ngon khó quên, rất thích hợp cho những người sành ăn lẩu, thích món mỳ xào hay bát mỳ nấu đơn giản...và tặng bàn bè, người thân trong và ngoài nước. Hơn nữa Mỳ Chũ hoàn toàn không dùng các chất phụ gia ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Quy trình chế biến đơn giản như các loại mỳ thường.
Đã về Bắc Giang là phải ăn mỳ Chũ và uống nước chè đắng. Các loại lẩu ở Bắc Giang đều có kèm mỳ Chũ - những sợi bánh mảnh, giòn, được bó lại thành từng bó, gọn gàng đặt trong đĩa. Khi ăn cho vào nồi lẩu nhúng đến chín. Bánh chín rất mềm, dai, khi ăn cảm nhận được vị dẻo và thơm của gạo. Mỳ Chũ khi nhúng và nấu trong nồi lẩu không bị đục nước nên được người dân rất ưa chuộng. Một nồi lẩu thập cẩm ở Bắc Giang ăn với mỳ Chũ khá rẻ, ăn đến no và uống đến say cũng chỉ hết 200 đến 300 ngàn đồng cho 4 - 5 người.
Mỳ làng Chũ là đặc sản Bắc Giang, cách trung tâm thành phố không xa, nên bạn có thể đến tận nơi sản xuất để mua về làm quà. Chắc chắn, nó sẽ là món quà ý nghĩa cho chuyến "phượt" ngẫu hứng của bạn về Bắc Giang.
http://dacsanmichu.cu.cc/
https://sites.google.com/site/michuthucphamnamduong/
Nếu có dịp đến với Bắc Giang khám phá ẩm thực nơi đây, các bạn nhớ hãy một lần thưởng thức mì Chũ, đặc sản của vùng đất này.

Mì Chũ - Ảnh: H.H.

Đi dọc quốc lộ 31, cách thành phố Bắc Giang 40km về phía đông, các bạn sẽ đến Lục Ngạn, vùng đất không chỉ được biết đến bởi những đồi vải xanh ngút ngàn, một thứ quả đặc sản nổi tiếng vùng đất này, mà sẽ được người dân nơi đây giới thiệu đến làng nghề mì gạo Nam Dương, còn được gọi mì Chũ, ngon có tiếng.

Được sản xuất từ làng nghề Thủ Dương, Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang), đây là một làng nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời. Trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, mì Chũ đã trở thành đặc sản của vùng đất này, một ẩm thực mang hương vị quê nhà không thể quên được của mỗi người con đất Bắc khi đi xa.

Được tạo ra bởi chính hạt gạo bao thai Hồng trồng trên vùng đất đồi Chũ, những cây lúa chắt chiu dinh dưỡng, hình thành bông từ mảnh đất đồi sỏi đá, cằn cỗi. Có lẽ chính vì vậy mì nơi đây mang một hương vị không thể nào lẫn được so với các nơi khác. Từng sợi mì mang cho bạn cảm giác dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi nơi đầu lưỡi.

Quá trình làm mì được thực hiện công phu, cẩn thận. Những hạt gạo được nhặt sạch, vo kỹ rồi ngâm trong nước tầm tám tiếng, sau đó bỏ ra xay nhuyễn thành một thứ bột trắng tinh, sánh và dẻo, được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ qua một đêm. Sáng hôm sau những người thợ mới hoàn tất quy trình làm mì. Bột đã ủ được đem tráng bánh, bóc bánh đóng vào khuôn, đem phơi và cắt thành sợi mì đều đặn.

Đây là một món ẩm thực bình dân, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nhúng để ăn lẩu trong những ngày mùa đông giá lạnh. Hay đơn giản chỉ là một bát mì xào, một bát phở để cho gia đình, bạn bè hoặc tự mình thưởng thức. Dù có chế biến như thế nào mì Chũ vẫn giữ được hương vị riêng. Những sợi mì dẻo dai, đậm đà có thể làm hài lòng bất cứ thực khách khó tính nào khi thưởng thức.

Nhớ cách đây vài năm, tôi trọ cùng một cô bạn người Phú Thọ, sau khi đã chán các bữa sáng bằng các loại mì ăn liền, tôi liền giới thiệu món mì Chũ, Bắc Giang vậy mà ghiền tới tận bây giờ. Mỗi khi gặp nhau cô ấy vẫn tấm tắc khen ngon, vài năm rồi mà ăn mãi không thấy ngán.

Nếu có dịp ghé thăm vùng đất đồi này, các bạn nhớ một lần thử thưởng thức món mì Chũ để tự mình cảm nhận được sự đậm đà, vị dẻo dai, ngọn mát của từng sợi mì nơi đây. Và nhớ mua một ít mì Chũ - món quà quê đơn giản nhưng ý nghĩa, chứa đựng cả tình người ấm áp của con người vùng đất này, để dành tặng người thân hay bạn bè. Và các bạn có thể yên tâm thưởng thức vì mì ở đây không sử dụng hàn the hay bất kỳ một loại chất hóa học nào khác.

H.HÂN
Mỳ Chũ tiêu thụ mạnh
  Do sớm đăng ký xây dựng thương hiệu và cam kết đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vụ Tết vừa qua, làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng (Mỳ Chũ, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) đã cung cấp cho thị trường hàng chục tấn bánh tráng mỗi ngày.
     Năm nay, mỳ Chũ Bắc Giang vừa tiêu thụ dễ, vừa được giá nên bà con ai cũng phấn khởi. Dự kiến, sức tiêu thụ mỳ Chũ sau Tết còn mạnh hơn, nhất là khi người dân đã ý thức được việc xây dựng thương hiệu riêng cho làng nghề.           
Theo quy định, trên vỏ bao bì của sản phẩm mỳ Chũ trước khi đưa ra thị trường, ngoài việc đăng ký mã số - mã vạch, các hộ sản xuất phải ghi rõ, ngày tháng sản xuất, thời hạn sử dụng. Khi khách hàng có ý kiến góp ý về chất lượng sản phẩm, trên bao bì đều có số điện thoại của hộ sản xuất và cả Hiệp hội mỳ Chũ.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội mỳ Chũ Bắc Giang làng nghề Nam Dương cho biết: “Mỳ Chũ tiêu thụ rất tốt bởi từ khi có thương hiệu, nên sản xuất đến đâu hết đến đó, hiện tại cho đến thời điểm này, chúng tôi không sản xuất đủ lượng mỳ cung cấp cho thị trường”.
Dịp Tết vừa qua, do nhu cầu thị trường tăng nhanh, gia đình anh Nam đã phải đầu tư thêm 1 dây chuyền tráng bánh công nghiệp. Cũng vì thế mà trung bình mỗi ngày, gia đình anh sản xuất được 2 tấn mỳ, sản lượng tăng gấp đôi so với Tết năm ngoái. Giá mỗi cân mỳ trước Tết bán tại nhà là 32-35.000đ, nhưng sau Tết đã lên 40.000đ/kg. Mỗi gia đình sản xuất mỳ đều phải làm cam kết đảm bảo chất lượng bánh, chủng loại gạo, nguồn nước... cũng như làm cam kết đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm với Hiệp hội Mỳ Chũ.
Hiện cả tỉnh Bắc Giang có hàng chục làng nghề truyền thống, sản phẩm chủ yếu vẫn là hàng nông - lâm sản và tiêu dùng. Ngoài việc vận động hội viên nông dân đăng ký chất lượng sản phẩm, Hội Nông dân tỉnh cũng có nhiều giải pháp hỗ trợ làng nghề nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các công trình vệ sinh môi trường và đăng ký bảo vệ thương hiệu.   
Bà Nguyễn Thị Khuê, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khẳng định: “Đăng ký thương hiệu cho các làng nghề là nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành, do đó vai trò của Hội là huy động mọi gia đình cùng tham gia xây dựng môi trường làng nghề trong sạch như hệ thống nước sạch, hệ thống dẫn nước xử lý nước thải...”
Giáp Tết, giá mỳ Chũ tăng nhẹ khoảng 15% so với năm ngoái. Ra Tết, người dân làng nghề đã bắt tay ngay vào sản xuất vì sức mua của thị trường vẫn tăng và giá vẫn giữ ở mức cao như trong Tết. Mỳ Chũ năm vừa qua không chỉ tiêu thụ trong nước, mà đã có thị trường xuất khẩu sang Thái Lan và Campuchia. Trong dịp Tết Tân Mão, có những ngày cao điểm xuất ra thị trường trong và ngoài nước 40-50 tấn mỳ. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, đảm bảo chất lượng và VSATTP... đã giúp những người dân xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang từng bước làm giàu bằng những bó mỳ truyền thống.


Tác giả : Thế Dương
https://sites.google.com/site/michuthucphamnamduong/
http://dacsanmichu.cu.cc/